Khẩu nghiệp là gì ? 4 loại khẩu nghiếp chớ nên mắc phải

Khẩu nghiệp là gì ? Vì sao nói đâu chính là một trong những nghiệp rất nặng theo quan niệm Phật Giáo ? Nên hiểu rõ khẩu nghiệp như thế nào hãy cùng fanbongda365 tìm hiểu chi tiết. 

Khẩu Nghiệp Là Gì?

Khi phân tích hai từ Khẩu Nghiệp chúng ta dễ dàng phân tích được khẩu – tức là miệng, nghiệp chính là nghiệp chướng. Vậy Khẩu Nghiệp chính là nghiệp chướng do cái miệng sinh ra hay là những tai họa sinh ra từ cái miệng. Theo quan điểm của Phật Giáo khẩu nghiệp là nghiệp vô cùng nặng, bởi đó là nghiệp do chính miệng mình sinh ra, do lời nói của chính mình mà tại thành nghiệp. Bởi có những lời nói ra người ta gọi đó là “lời nói là đọi máu”, nó có thể khiến cho sự nghiệp của một con người tiêu tan, hoặc có khi còn hủy hoạt cả một đời người. Nhưng cũng có những lời nói ra khiếp cho người ta nở mày mở mặt, khiến người ta được thành tựu, công thành.  Bởi vậy lời nói vốn quan trọng lắm ! Đức Phật cũng từ lời nói mà khiến cho Phật Pháp được lan tỏa, vậy cớ gì chúng ta lại đi dùng cái miệng để tạo nên ác nghiệp.

Lời nói của chúng ta vốn rất quan trọng, một lời nói dễ nghe, ngọt ngào sẽ dễ dàng thấm thía hơn những lời quát mắng cay độc. Hơn nữa theo quan niệm của Phật Giáo thì khẩu nghiệp cũng là những nghiệp rất nặng. Lời đã nói đi không thể lấy lại được, lời nói cay độc có thể khiến đối phương thương tổn sâu sắc, để lại nhiều hậu quả trong các mối quan hệ như tình yêu, công việc, gia đình, bạn bè

Khẩu nghiệp là gì ?

Khẩu nghiệp là gì ?

Vậy có thể trả lời câu hỏi Khẩu Nghiệp là gì rằng : “Khẩu nghiệp được hiểu như là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói của chính chúng ta.”

Những kiểu khẩu nghiệp từ miệng

Sau khi biết được khẩu nghiệp là gì ? ta lại muốn tìm ra khẩu nghiệp có những kiểu như thế nào?

Khẩu nghiệp từ miệng được chia theo nhiều mức độ khác nhau và nhân quả nhận được cũng khác nhau. Theo lời Phật dạy thì Khẩu Nghiệp được chia thành 4 loại cơ bản sau

Vọng ngữ (hay còn gọi là nói dối):

Sự thật luôn được coi trọng và trong Phật Giáo đó cũng là điều được con trọng đầu tiên, bởi thê nói dối chính là một trong những nghiệp rất nặng. Và theo Phật Giáo nói dối nghiêm trọng nhất chính là bản thân mình nói dối mà còn không biết. Có đôi khi những lời nói dối đó chẳng phải để hại ai cả, đó có khi chỉ là những lời nói đùa cho vui thôi nhưng lại chính là hình thức rước họa vào thân.

Những câu nói dở đùa dở thật sẽ khiến mọi người dần hoài nghi câu nói của bạn, họ dè chừng bạn, không tin tưởng bạn nữa và dần xa lánh bạn. Bởi thế dù có là lời nói dối tâm ý hay ác thì thì vẫn là nghiệp xấu, đó chính là hình thức làm tổn hại danh dự của bản thân bạn.

Khẩu nghiệp là tự tạo nghiệp cho bản thân mình

Thiến ngữ (gọi là những lời lẽ thô thiển):

Những người hay dùng những lời nói nặng để đả kích, chửi mắng hay làm tổn hại đến danh dự của người khác thì cũng chính là một dạng khẩu nghiệp, là họa từ miệng gây ra. Đây không phải chỉ là họa cho người khác mà còn ảnh hưởng tới chính bản thân mình.

Bởi thế, Phật đã dạy rằng mỗi chúng ta hãy biết tôn trọng người khác, đó cũng chính là một cách để tự tôn trọng chính mình. Nói lời thô thiển chính là đang hạ thấp mình, gây tổn hại tới phước báo của chính mình, tuyệt đối không nên làm.

Ba phải ( là nói hai lời):

Theo lời Phật dạy người có tính 3 phải là những người rất nham hiểm, tuyệt đối không nên tiếp xúc. Đây không phải chỉ là nói sai sự thật à đó còn lại một nghiệp ác, vô cùng nghiêm trọng.

Những người hai lời là lúc nói lời này lúc sau lại nói thế khác, luôn gây ra xích mích trong các quan hệ

Nếu như ai đang có tính như này thì nên bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra nghiệp nặng hơn

Xảo ngữ (những lời lẽ khiêu khích):

Xảo ngữ được hiểu chính là cách sử dụng lời nói nhằm khích bác, hay châm chọc người khác, làm gợi lên tính đố kỵ của người khác, mặc dù chỉ mang tính chất là một lời khích bác thế nhưng đó cũng chính là một hình thức tạo nghiệp từ miệng. Những người thường đưa ra lời lẽ gây hiềm khích, khiêu khích rất dễ bị trả thù hoặc có khi bị tách dần và dần mất hết các mối quan hệ.

Tác hại của khẩu nghiệp

Câu chuyện nhỏ dưới đây sẽ cho ta thấy được tác hại của khẩu nghiệp

” Để giúp cho đại chúng hiểu hơn về những quả báo nặng nề gây ra. Sư Phụ đã kể rằng : Sadi đem lời chê bai vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả thế nên đã đưa ra lời khuyên bảo chú Sa-di sám hối nếu như vị Sadi hãy sám hối nếu như khôn muốn rơi xuống địa ngục. Tuy rằng đã sám hối và thoái khỏi địa ngục thế nhưng vị Sadi vần phai Tuy đã sám hối và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di này vẫn phải chịu quả báo 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện chúng ta thấy rằng một lời nói dường như vô tình, vô ý, không ác hại ai mà phải chịu nghiệp báo rất nặng nề.

Qua đó, Sư Phụ đã chỉ dạy đại chúng: Có khi một lời nói của mình được phúc báu, một lời nói của mình có khi tổn hao phúc báu. Các Phật tử kiểm nghiệm ngay trên thân tâm mình. Nếu nói một lời mà thấy tâm mình mệt mỏi, con người u ám thì đó là khẩu nghiệp, còn lời nói ra mà cảm thấy tâm bình an, hoan hỷ, thì đó chính là lời nói thiện lành thu thêm phước báu.

Vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi “khẩu nghiệp là gì” rồi. Đó chính là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói của chính chúng ta.Người xưa vẫn có câu “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ” vậy tại sao không tìm cách nói với nhau những lời hay ý đẹp, lời nói ngọt ngào nhằm tạo thêm nhiều phước báo.

Bài liên quan