Thành công rực rỡ ở trời Âu nhưng khi về Việt Nam thì số phận của 8 tài năng Việt kiều lại lận đận thế này đây

Trong lịch sử gần hai thập kỷ tổ chức, V.League đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các cầu thủ Việt kiều khắp nơi. Nhưng số người trở về và thành công thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số gương mặt sau đây.

1. Trung vệ Adriano Schmidt – 1994

Adriano Schmidt thừa hưởng một nửa dòng máu Việt từ người cha quê gốc Hòa Bình. Tại Đức, cầu thủ cao 1m85 chủ yếu khoác áo các CLB nhỏ ở giải hạng 5.

Ảnh Internet

Sau một bài báo giới thiệu của GOAL, anh được Chủ tịch Trần Mạnh Hùng của Hải Phòng mời về thử việc, và chính thức được nhận vào đội hồi giữa mùa giải 2018. Nhìn chung, màn thể hiện của Schmidt trong thời gian qua chưa để lại quá nhiều ấn tượng. Nếu không muốn nói rằng, nó mang đến những e ngại nhiều hơn là niềm tin.

2. Tiền vệ Keven Nguyễn – 1997

Cũng như Văn Lâm, Keven Nguyễn cập bến Hải Phòng nhờ một bức tâm thư trên Facebook chia sẻ nguyện vọng được chơi bóng tại Việt Nam. Ý nguyện này sau đó đã được ông bầu Trần Mạnh Hùng tiếp nhận và đồng ý cho Keven một cơ hội.

Ảnh Internet

Mặc dù vậy, chỉ sau hơn một năm gắn bó ngắn ngủi, chàng tiền vệ 21 tuổi đã không thể trụ lại do không đảm bảo yếu tố chuyên môn tối thiểu. Anh rời Hải Phòng vào một ngày đầu tháng 2-2017.

3. Trung vệ Michal Nguyễn – 1989

Michal Nguyễn được ông Mai Đức Chung phát hiện cùng thời điểm với Mạc Hồng Quân. Nhưng do vướng bận hợp đồng với CLB chủ quản, anh chỉ về nước thi đấu từ mùa giải 2015 trong màu áo B.Bình Dương.

Ảnh Internet

Cầu thủ sở hữu chiều cao 1m86 gắn bó với đất Thủ trong ba năm trước khi chuyển sang Air Force Central mùa rồi. Sau khi đội này xuống hạng, Michal cập bến Selangor của Malaysia.

So với Mạc Hồng Quân, sự nghiệp của Michal Nguyễn ở Việt Nam khá trầm lắng. Anh được đánh giá không mấy nổi bật về chuyên môn và chủ yếu đóng vai trò dự bị chiến lược.

4. Tiền vệ Mạc Hồng Quân – 1992

Hồng Quân sinh ra tại Hải Dương nhưng đến năm 8 tuổi sang Czech đoàn tụ cùng cha mẹ. Anh được phát hiện năng khiếu bóng đá ở xứ sở châu Âu và được CLB Sparta Praha chiêu mộ.

Ảnh Internet

Sau khi được HLV Mai Đức Chung phát hiện trong chuyến công tác tại Czech, Hồng Quân được giới thiệu về nước thi đấu. Anh từng khoác áo Thanh Hóa, An Giang trước khi ổn định sự nghiệp ở Than Quảng Ninh.

Ở cấp độ đội tuyển, tiền vệ 26 tuổi từng tỏa sáng trong màu áo U23, Olympic Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura.

5. Thủ môn Đặng Văn Lâm – 1993

Sự nghiệp của Lâm “Tây” tại Việt Nam chia làm hai giai đoạn rõ nét. Từ 2010 đến 2014 là thời gian thử thách khi anh chưa có sự hoàn thiện về chuyên môn, tính cách. Sau khi rời tuyến trẻ HAGL, Văn Lâm từng phải dạt sang Lào, bắt dự bị số 3 ở CLB TP.HCM trước khi quay về Nga.

Ảnh Internet

Năm 2015, nhận lời mời từ CLB Hải Phòng, anh trở lại Việt Nam và ký hợp đồng dài hạn với đội bóng đất Cảng. Và cũng từ đây, sự nghiệp của thủ môn sinh năm 1993 đã rẽ sang cột mốc mới. Sau 4 mùa giải gắn bó và hậu thành công ở AFF Cup 2018, Văn Lâm được bán cho Muangthong với giá chuyển nhượng kỷ lục 11,6 tỷ đồng.

6. Tiền vệ Johnny Nguyễn – 1986

Johnny Nguyễn là một trong những cầu thủ Việt kiều có hồ sơ sáng nhất. Anh được đào tạo bài bản ở Sedan (Pháp), từng chơi ở Ligue 2 trong màu áo Reims.

Ảnh Internet

Tuy nhiên khi trở về Việt Nam thử sức ở CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên, anh lại không để lại bất kỳ dấu ấn nào. Cuối V.League 2012, Johnny rời Thủ đô và gần như không còn chơi bóng chuyên nghiệp từ đó đến nay.

7. Tiền vệ Đặng Văn Robert – 1984

Cùng về Việt Nam cùng năm 2009 như Lee Nguyễn là Đặng Văn Robert. Điểm đến đầu tiên của anh là CLB Hải Phòng. Sau hai mùa giải hòa nhập tốt, Robert bắt đầu hành trình Nam tiến, lần lượt khoác áo Sài Gòn Xuân Thành (xen kẽ một năm ngược về Thanh Hóa), B.Bình Dương và CLB TP.HCM.

Ảnh Internet

Anh được đánh giá cao bởi lối thi đấu lăn xả, tinh thần trách nhiệm, lối sống chuyên nghiệp cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Nhìn nhận một cách công bằng, đây có thể xem là một trong những cầu thủ Việt kiều thành công nhất khi về nước thi đấu. Dù rằng bạn thậm chí không thể tìm được bất kỳ thông tin nào về Robert khi còn chơi bóng ở Slovakia.

8. Tiền vệ Lee Nguyễn – 1986

Lee Nguyễn là một trong những cầu thủ Việt kiều đầu tiên về nước. Anh được bầu Đức đánh giá rất cao và trao cho mức đãi ngộ cực kỳ hậu hĩnh khi gia nhập HAGL năm 2009. Mặc dù vậy, cuộc đời vốn dĩ không như là mơ.

Ảnh Internet

Chỉ sau một mùa giải gắn bó không êm ấm, Lee Nguyễn đã sớm bị đ.ánh bật khỏi phố Núi. Anh tìm về đất Thủ khoác áo B.Bình Dương nhưng cũng chơi không thành công và chính thức rời đi giữa năm 2011.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan