HLV châu Âu không thèm dẫn dắt ĐT Thái Lan vì bệnh ảo tưởng sức mạnh

Áp lực thành tích quá lớn, thời gian quá ít cùng một lịch sử thất bại của các HLV ngoại khiến những chiến lược gia châu Âu không mặn mà với vị trí dẫn dắt đội tuyển Thái Lan.

Ảnh-internet

Ba tháng sau khi sa thải Milovan Rajevac, 2 tháng rưỡi sau khi bị loại ở Asian Cup, chưa đầy 2 tháng trước khi King’s Cup 2019 khởi tranh, đội tuyển Thái Lan vẫn chưa thể tìm được HLV mới. Các kế hoạch của bóng đá Thái liên quan tới vị trí HLV trưởng liên tục s.ụp đ.ổ khi những cuộc đàm phán với các HLV châu Âu đều thất bại.

Ảnh-internet

Chia sẻ với báo giới ít ngày trước, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung cho biết họ đã phải chuyển hướng sang Nhật Bản, nhờ sự giúp đỡ của Liên đoàn Bóng đá Nhật (JFA) để tìm một HLV mới.

Có những lý do rất rõ ràng dẫn tới tình trạng này.

Ảnh-internet

Bóng đá Thái Lan hiện có 2 mục tiêu lớn là giành vé tham dự World Cup 2022 và Olympic 2020. Nếu mục tiêu Olympic là khá rõ ràng bởi U23 Thái Lan của HLV Alexandre Gama sẽ chơi vòng chung kết U23 châu Á 2020 tại sân nhà thì giấc mơ World Cup khó khăn gấp bội.

Ảnh-internet

Thứ nhất, dù đã tiến bộ rất nhiều, bóng đá Thái Lan chưa từng ở đẳng cấp World Cup. Kể từ khi Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) nâng số đội dự World Cup lên 32 hồi năm 1998, chưa từng có đại diện nào ngoài tốp 100 FIFA giành được vé tới vòng chung kết. Hầu hết đội dự World Cup đều nằm trong nhóm 70 thế giới. Thái Lan với vị trí 115 hiện tại đơn giản là không có cơ hội.

Ảnh-internet

Bắt một đội tuyển ở đẳng cấp đó phải chơi sòng phẳng, tạo được dấu ấn trước Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran hay Saudi Arabia tại vòng loại cuối World Cup là điều bất khả thi. Các HLV đều sẽ hiểu chuyện này.

Thứ hai, hệ thống thi đấu của Thái Lan vẫn chồng chéo giữa lịch Đông Nam Á và FIFA. Hàng năm, các đội tuyển Thái vẫn phải bỏ nhiều thời gian cho SEA Games và AFF Cup. Họ phải cân bằng giữa nhiệm vụ khu vực và mặt trận châu lục.

Ảnh-internet

HLV Rajevac đã cùng học trò đã chơi 6 trận AFF Cup ngay trước khi dự Asian Cup 2019. Người tiền nhiệm Kiatisak Senamuang cũng phải giao tuyển U22 tại SEA Games 2017 cho trợ lý để tập trung dẫn dắt đội quốc gia ở vòng loại World Cup hồi năm 2017.

Bản thân FAT cũng đang loay hoay trong việc tìm một triết lý chung cho tuyển quốc gia. Poompanmoung từng nói ông không thể hài lòng khi tuyển Thái đá đẹp, thống trị Đông Nam Á rồi ra châu lục và thua 3, 4 bàn. Nhưng khi Rajevac lên nắm quyền và thi triển lối đá thực dụng, chặt chẽ, ông lại không được lòng chính cầu thủ và chịu sự chỉ trích từ báo giới.

Ảnh-internet

Thứ ba, FAT đã luôn tỏ ra thiếu kiên nhẫn với đội tuyển Thái Lan trong vài năm trở lại đây. Kiatisak bị buộc phải từ chức hôm 1/4/2017 dù ông mới gia hạn hợp đồng cuối tháng 2. Rajevac bị sa thải hôm 7/1 ngay sau trận thua 1-4 trước Ấn Độ ở Asian Cup.

Người Thái tin rằng với các thành công đã có ở khu vực và sự tiến bộ của Thai League, họ lẽ ra phải tiến xa hơn tại đấu trường châu lục. Ảo tưởng ấy càng lớn, thời gian và sự kiên nhẫn dành cho các HLV càng giảm đi.

Ảnh-internet

Bất kỳ HLV nào nhận lời dẫn dắt tuyển Thái ở thời điểm này đều phải đối diện với thử thách lớn. Tại châu Á, Thái Lan chưa có cửa cạnh tranh với Nhật, Hàn và nhóm đội dự World Cup. Tại Đông Nam Á, họ chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ từ Việt Nam và Malaysia. Cộng thêm áp lực thành tích của FAT, ghế HLV trưởng tuyển Thái Lan thời điểm này thực sự là công việc không dễ dàng.

Ảnh-internet

Tiếng nói lịch sử cũng không ủng hộ các HLV ngoại ở Thái Lan. Hơn nửa thập kỷ đã qua, với 14 đời HLV ngoại, các đội tuyển Thái chỉ giành được 2 chức vô địch AFF Cup và 3 tấm HCV SEA Games. 13 tấm HCV SEA Games và 3 chức vô địch AFF Cup còn lại, tất cả đều là thành tựu tự thân của các HLV bản địa. Ngoại trừ Peter Withe, dấu ấn của các HLV nước ngoài ở Thái Lan là khá mờ nhạt.

Khi King’s Cup chỉ còn cách chưa đầy 2 tháng, hành trình tìm HLV trưởng cho đội tuyển Thái Lan xem ra còn nhiều gian nan.

Bài liên quan