Cập nhật: Những hình ảnh đầu tiên về Hàng Đẫy phiên bản mới, hiện đại và đẳng cấp ngang ngửa Old Trafford của MU

Chứng nhân lịch sử của bóng đá Việt Nam

Khi chủ trương giao sân Hàng Đẫy cho CLB Hà Nội được hiện thực hoá và đề án xây dựng SVĐ mới được thông qua, đây sẽ là một cột mốc lịch sử với SVĐ đã 59 tuổi này. Kể từ khi được khánh thành vào năm 1958, Hàng Đẫy trở thành chứng nhân lịch sử của bóng đá Việt Nam với nhiều thăng trầm cùng biết bao thế hệ cầu thủ, VĐV.

Ảnh-internet

Cựu danh thủ Thể Công – Vũ Mạnh Hải – chia sẻ: “SVĐ Hàng Đẫy đã gắn bó với cả sự nghiệp cầu thủ của tôi từ trận đầu tiên thi đấu cho đội 1 năm 1970 Thể Công đến khi kết thúc sự nghiệp năm 1981, hay là những trận đấu với các đội bóng Liên Xô (cũ), Cuba, Trung Quốc, các trận derby với Công an Hà Nội cũng đều rất đáng nhớ. Biết bao cảm xúc thăng trầm của đời cầu thủ đều đọng lại ở Hàng Đẫy. Cuộc đời cầu thủ của chúng tôi đều gắn bó với nơi này, tất cả những vui buồn, vinh quang, nước mắt đều ở nơi đây.

 Với cầu thủ chúng tôi và người dân Hà Nội thì SVĐ Hàng Đẫy giống như một thánh địa bóng đá. Một SVĐ đã chứng kiến những điều tinh tú nhất của bóng đá Hà Nội và Việt Nam. Bởi hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều sự kiện bóng đá từ cấp độ CLB lẫn ĐTQG đều diễn ra tại đây. Với tất cả những điều đó, tôi mong rằng SVĐ Hàng Đẫy sẽ được giữ lại một phần kỷ niệm nào đó để làm nhân chứng lịch sử, chứ đừng xoá bỏ hết mọi thứ giống như sân Cột Cờ trước đây. Đó là sân bóng có cả trăm năm tuổi nhưng giờ đã không còn nữa”.

Ảnh-internet

Tuy nhiên, kỷ niệm dù đẹp đến đâu cũng phải đi với thời đại. Nói về việc SVĐ Hàng Đẫy sẽ được xây mới, Hồng Sơn cho biết: “SVĐ Hàng Đẫy vẫn luôn đọng trong ký ức mọi người. Tuy nhiên, khi bóng đá phát triển theo xu hướng hiện đại, cần có những thay đổi sao cho phù hợp với mô hình chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của AFC, FIFA. Tôi cho rằng đó là xu hướng tất yếu”.

SVĐ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á

Lãnh đạo CLB Hà Nội cho biết CLB đã thuê các kiến trúc sư Châu Âu thiết kế 3 mô hình để đưa ra thuyết trình trước TP. Hà Nội và lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Ảnh-internet

Sân Hàng Đẫy hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng

Việc giao SVĐ cho các CLB được xem như xu hướng tất yếu của bóng đá chuyên nghiệp, những nền bóng đá phát triển trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Trước đó, Sở Xây dựng có đề xuất đầu tư hơn 50 tỉ để sửa chữa lại sân.

Ảnh-internet

Tuy nhiên, phương án này sau đó đã không cần thiết nữa do TP. Hà Nội đã quyết định giao sân cho CLB Hà Nội. Được biết, nguồn kinh phí xây dựng sân được huy động chủ yếu từ Tập đoàn T&T.

Phối cảnh của sân Hàng Đẫy hiện nay

Thực tế, mô hình giao SVĐ cho CLB khai thác, sử dụng không mới ở Việt Nam. SVĐ Cẩm Phả đã được giao cho CLB Than Quảng Ninh khai thác, sử dụng khá hiệu quả, nhờ đó Cẩm Phả mới có cơ hội thay da đổi thịt nhờ vào khoản kinh phí khủng đầu tư, cải tạo.

Ảnh-internet

Cũng theo lãnh đạo CLB Hà Nội, do diện tích xây dựng hạn chế nên SVĐ Hàng Đẫy mới sẽ có không quá 30.000 chỗ ngồi. Đây sẽ là sân hiện đại bậc nhất ở khu vực châu Á, có tầng hầm để mở các dịch vụ kèm theo như khu vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm…, các phòng chức năng, khu VIP sẽ rất tiện nghi, hiện đại, được coi là điểm nhấn của SVĐ mới.

SVĐ Rajamangala của Thái Lan

Trong thời gian xây dựng, CLB Hà Nội có thể chọn sân Mỹ Đình làm sân nhà tạm thời. Mới đây, trong cuộc khảo sát của LĐBĐ Châu Á (AFC), sân Hàng Đẫy không đảm bảo tiêu chuẩn tổ chức các trận đấu của AFC Champions League và CLB Hà Nội cũng đã phải thuê sân Mỹ Đình làm sân nhà.

Ảnh-internet

Không chỉ là sân vận động, sân Hàng Đẫy mới còn là tổ hợp dịch vụ hiện đại.

Công trình gồm 4 tầng hầm và 2 tầng nổi.

Mặt trong của 2 tầng nổi là khán đài có mái che đạt chuẩn FIFA.

Sân Hàng Đẫy mới vẫn có sức chứa 20.000 khán giả như hiện tại.

Ban đầu, dự án do 1 công ty của Đức thiết kế. Đây là công ty từng thiết kế SVĐ cho CLB Barcelona. Tuy nhiên sau khi Tập đoàn T&T ký hợp đồng với đối tác của Pháp, dự án được điều chỉnh lại.

Ảnh-internet

Chúng tôi xây lại toàn bộ. Nếu chỉ sửa thì không ăn thua vì sân xuống cấp rồi, không đáp ứng được tiêu chuẩn. Phải đầu tư xây lại toàn bộ theo hướng hiện đại nhưng nhìn vào vẫn thấy được nét truyền thống Hà Nội nghìn năm Thăng Long”, ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch Tập đoàn T&T chia sẻ.

Bài liên quan