Truyền thông châu Á: “Điều luật này khiến AFC quá thiếu công bằng với các đội bóng Đông Nam Á như Hà Nội”

Thêm một mùa bóng nữa các CLB ở khu vực Đông Nam Á đều không thể vượt qua vòng play-off AFC Champions League để góp mặt ở vòng bảng (ngoại trừ 2 CLB vào thẳng là Buriram United của Thái Lan và Johor Darul Ta’zim, Malaysia).

Ảnh-internet

Không phải vì chuyên môn kém, mà theo báo chí khu vực thì phần chính là do sự bất lợi quá lớn mà các CLB ở khu vực Đông Nam Á phải gánh chịu lâu nay từ sự “bất công” của LĐBĐ châu Á (AFC).

Đó là ngoài việc phải đấu sân khách trước các đội bóng lớn và mạnh hơn từ Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, thì vòng play-off AFC Champions League cũng như các vòng đấu sơ loại tiếp tục chỉ thi đấu một lượt.

Ảnh-internet

Điều này trái ngược hoàn toàn so với giải Champions League ở châu Âu, khi LĐBĐ châu Âu (UEFA) luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho các đội bóng ít tên tuổi có cơ hội góp mặt ở vòng bảng (đều đấu 2 lượt từ các vòng sơ loại và play-off) để không chỉ tăng thu nhập mà còn giúp tích lũy điểm xếp hạng để qua từng mùa bóng sẽ tăng cơ hội đáng kể hơn góp mặt sân chơi đẳng cấp cao của châu lục.

Trong ít nhất vài năm trở lại đây các CLB tiêu biểu ở Thái Lan, Việt Nam (VN) và Malaysia đã mạnh lên đáng kể về nhiều mặt, và xứng đáng có cơ hội góp mặt ở vòng bảng AFC Champions League.

Ảnh-internet

Như CLB Hà Nội của VN, mà nhiều bình luận viên của kênh FOX Sports cho rằng quá xứng đáng đi tiếp nếu như họ được tạo sự công bằng (ít nhất là đấu 2 lượt từ vòng play-off). Hoặc nếu vẫn đấu 1 lượt thì các CLB Đông Nam Á được đấu sân nhà sẽ công bằng hơn.

Minh chứng này cũng cho thấy qua việc CLB Hà Nội đã chơi một hiệp đấu ấn tượng ra sao trước đối thủ Trung Quốc, Shandong Luneng hôm 19.2, trước khi chịu thua 1-4 dù dẫn 1-0 sau hiệp 1. Báo chí khu vực hết tiếc nuối cho CLB Hà Nội, vì do đã bị bào mòn thể lực (thi đấu sân khách và di chuyển liên tục trong vòng gần 1 tuần qua) khiến bị vỡ trận trong hiệp 2. Tương tự, CLB Chiangrai United của Thái Lan cũng vậy, chỉ chịu thua Sanfrecce Hiroshima (Nhật Bản) sau loạt sút luân lưu 11m (hòa 0-0 trong giờ thi đấu chính ngay sân khách).

Nếu vòng play-off AFC Champions League này đấu 2 lượt như ở châu Âu hoặc các đội bóng Đông Nam Á được đấu sân nhà, thì rõ ràng các CLB như Hà Nội hay Chiangrai United sẽ có cơ hội tạo bất ngờ vì chênh lệch đẳng cấp với các đối thủ không bao xa.

Tuy nhiên, do sự cứng nhắc và bảo thủ của AFC lâu nay đã khiến các CLB ở Đông Nam Á luôn chịu thiệt, dù họ đã nỗ lực đáng kể để tiến bộ không ngừng.

Ảnh-internet

Cây bút kỳ cựu John Duerden của kênh FOX Sports đã chỉ trích nhiều lần vấn đề nghịch lý này với AFC, thậm chí cũng viết thư riêng và có nhiều bài viết phân tích kỹ càng vì sao luật đấu AFC Champions League cần thay đổi để tạo sự công bằng cho phần còn lại của bóng đá châu Á.

Thật tiếc, AFC vẫn không thay đổi ít nhất cho đến năm 2020. Bất kể từ đầu năm 2018, bóng đá khu vực Đông Nam Á đã thay đổi đáng kể nhờ ảnh hưởng của đội U.23 VN và U.23 Malaysia thi đấu ấn tượng ở giải U.23 châu Á. Rồi tại ASIAD 18 cũng như mới đây là kỳ Asian Cup 2019, bóng đá VN gây tiếng vang lớn (vào tứ kết, đấu sòng phẳng các với đội mạnh nhất châu Á như là Iran hay Iraq, Nhật Bản), cũng như tuyển Thái Lan và Philippines đã thi đấu không thua kém bao xa so với các đội mạnh khác ở châu Á.

Bài liên quan