Trước hết phải làm rõ, trọng tài chính Faghani cho Jordan hưởng quả đá phạt gián tiếp, chứ không phải quả đá phạt trực tiếp như nhiều người lầm tưởng. Mặc dù lỗi xảy ra trong khu vực cấm địa, nhưng không phải lúc nào cũng có penalty. Những tình huống sau đây có thể được cho đá phạt gián tiếp:
1. có hành vi nguy hiểm
2. cản trở đường chạy của đối thủ nhưng không va chạm trực tiếp: di chuyển vào đường chạy của đối thủ để cản, làm chậm hoặc khiến đối thủ phải đổi hướng.
3. ngăn thủ môn nhả bóng từ tay hoặc phát bóng lên
4. chửi bới, lăng mạ, có cử chỉ xúc phạm cầu thủ đối phương
Pha phạm lỗi của Hùng Dũng nằm trong trường hợp 1.
Một điểm nữa để xác minh quả đá phạt gián tiếp, đó là ký hiệu. Trọng tài xác nhận quả phạt gián tiếp bằng cách giơ thẳng cánh tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện.
Nhìn từ video, có thể thấy ngay điều đó.
Cầu thủ Jordan chỉ chạm nhẹ vào quả bóng.
Sau khi xác định xong đây là quả phạt gián tiếp, ta có đủ bằng chứng để chứng minh cầu thủ Jordan đã phạm luật. Trọng tài đáng lẽ không được công nhận bàn thắng này và phải cho Việt Nam hưởng quả phát bóng lên.
Bởi theo luật đá phạt gián tiếp, “quả bóng phải nhập cuộc trước khi được sút vào khung thành, bóng phải di chuyển một cách rõ ràng”. Chính từ căn cứ này, có thể khẳng định Jordan đã vi phạm luật đá phạt gián tiếp.
Một lần nữa, theo luật FIFA, nếu quả phạt gián tiếp chưa qua 2 chạm mà cầu thủ đã sút thẳng vào gôn, trọng tài phải cho thủ môn đội chịu phạt được hưởng phát bóng lên.
Dẫu vậy, nỗ lực của cầu thủ Việt Nam đã xóa bỏ sai lầm của trọng tài. Bàn thắng của Jordan vô tình giúp Việt Nam chơi quyết tâm hơn. “Những ngôi sao vàng” kiểm soát trận đấu, tạo vô số cơ hội về phía khung thành đối thủ. Công Phượng ghi bàn gỡ hòa, hai đội kéo nhau vào hiệp phụ, sau đó đến loạt luân lưu. Thủ môn Văn Lâm tỏa sáng, các cầu thủ thực hiện tốt phần sút của mình giúp Việt Nam ghi tên vào tứ kết.