Báo Indonesia trầm trồ: Phải cố mà học hỏi ĐTVN. Họ vô địch AFF 2 lần mà không dùng cầu thủ nhập tịch nào

Sau Fabio dos Santos (đã đổi tên thành Phan Văn Santos), có 27 ngoại binh khác đã mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng trong số 28 cầu thủ đó, không ai trở thành ngôi sao trong đội tuyển quốc gia. Cụ thể, chỉ có 3 cầu thủ nhập tịch từng lên tuyển, đó là Phan Văn Santos, Huỳnh Kesley Alves và Đinh Hoàng Max.

Pandit Football Nhận định: “VFF quyết tâm sử dụng các tài năng bản địa trong đội hình tuyển quốc gia. Đặc biệt vào năm 2008, họ đã giành chức vô địch AFF Cup với những tài năng mang quốc tịch Việt Nam đích thực. Thậm chí, từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã 2 lần vô địch và lọt vào 4 trận bán kết AFF Cup mà không hề có bóng dáng của một cầu thủ nhập tịch nào”.

Ảnh-internet

Sự quyết tâm VFF đứng trước nhiều tranh luận gắt gao khi nhiều cầu thủ nhập tịch có phong độ rất tốt tại V.League. Huỳnh Kesley là cầu thủ ghi bàn hàng đầu tại giải vô địch quốc gia năm 2005, anh ghi được tổng cộng 89 bàn thắng trong 12 mùa giải thi đấu ở Việt Nam.

Đỗ Merlo đến từ Argentina có tới 4 lần dẫn đầu danh sách vua phá lưới V.League và trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 3 trong lịch sử V.League với 118 bàn thắng.

Ảnh-internet

Hay Hoàng Vũ Samson – cầu thủ ghi bàn số một trong lịch sử V.League (174 bàn thắng) và là nhân tố chủ chốt giúp CLB Hà Nội bay cao ở đấu trường quốc nội trong nhiều năm qua – vô cùng khao khát được một lần lên tuyển nhưng vẫn chưa thể thành hiện thực.

Năm 2011, khi Indonesia bắt đầu mở cửa cho các cầu thủ nhập tịch, Việt Nam đã là quốc gia có nhiều cầu thủ tịch nhập tịch nhất châu Á (15 người). Vào thời điểm đó, Indonesia mới chỉ có 3 cầu thủ nhập tịch, nhưng con số này hiện đã tăng lên 25 người, trở thành quốc gia có nhiều cầu thủ nhập tịch nhất cùng với Philippines.

Ảnh-internet

Năm 2013, câu chuyện nhập tịch có dấu hiệu chững lại. Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch VFF ngày đó phát biểu: “Nhiều CLB không sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh là do vấn đề tài chính. Việc cắt giảm các cầu thủ nước ngoài cũng là một yếu tố để VFF phát triển các cầu thủ trẻ”.

Theo Pandit Football, “cuộc khủng hoảng tài chính” đó đã mang lại may mắn cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Các đội bóng ở V.League hạn chế tuyển dụng cầu thủ nước ngoài, trọng dụng các tài năng địa phương.

Ảnh-internet

Nhờ đó, khi Lê Công Vinh giã từ tuyển quốc gia, hàng loạt những cái tên mới xuất hiện như Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Văn Toàn,… mài sắc hàng công của đội tuyển Việt Nam.

“Do đó, Việt Nam vẫn có thể giành chiến thắng với những tài năng trứng nước, lần gần đây nhất là vô địch AFF Cup 2018 và lọt vào tứ kết Asian Cup 2019. Những người trong năm 2008 chỉ đứng thứ 172 trên bảng xếp hạng FIFA, 10 năm sau đã đua lên vị trí thứ 99. Trong bóng đá Đông Nam Á, đội tuyển Việt Nam xếp hạng cao nhất ở FIFA”, Pandit Football khẳng định.

Bài liên quan