Nếu Việt Nam có đội hình này thì chinh phục cả World Cup chứ chẳng chơi

Trong gia tài tiểu thuyết võ hiệp đồ sộ của Kim Dung, để chọn ra 11 người vào đội hình tiêu biểu không phải là chuyện dễ dàng.

Thủ môn: Quách Tĩnh

Ảnh-internet

Nếu thủ môn được ví là người gác đền thì Quách Tĩnh là người giữ thành trong kiếm hiệp Kim Dung. 16 năm liền giữ Tương Dương, thủ thành họ Quách không một lần để lọt lưới dù phải đương đầu cường địch Mông Cổ.

Ảnh-internet

Xét tư chất, Quách Tĩnh cũng rất phù hợp để trấn giữ khung thành. Ngoài thể hình lý tưởng, vị đại hiệp này được miêu tả tuy khờ khạo nhưng điềm tĩnh và cần cù. Điểm ấn tượng nhất của Quách Tĩnh chính là các tình huống đơn độc đối chọi đối phương khi hàng thủ đã bị loại bỏ. Bằng chứng là nhiều lần Quách đại hiệp một mình địch trăm người để bảo vệ dân Tương Dương.

Hậu vệ cánh phải: Đoàn Dự

Ảnh-internet

Đối với các cầu thủ chạy cánh, tốc độ chính là phẩm chất tiên quyết. Cầu thủ sở hữu tốc độ càng cao thì càng dễ tận dụng khoảng trống mênh mông bên hành lang. Vì vậy, ắt hẳn mọi vị chiến lược gia đều ao ước sở hữu Đoàn Dự với tuyệt kỹ Lăng Ba Vi Bộ di chuyển khinh công lẹ làng trong đội hình.

Cặp trung vệ: Thạch Phá Thiên – Tây Độc Âu Dương Phong

Ảnh-internet

Công thức chung tạo thành cặp trung vệ tại bất kỳ đội bóng nào đều là một cầu thủ dũng mãnh, lì lợm và vững chãi như đá tảng cùng một cầu thủ thiên về trí óc, chơi bao quát, tinh quái và lắm tiểu xảo. Vidic-Ferdinand (M.U), Puyol-Pique (Barca) hay Materazzi-Cannavaro (ĐT Italia) hay Phước Tứ – Như Thành (ĐT Việt Nam) chính là minh chứng điển hình.

Ảnh-internet

Trong tiểu thuyết Kim Dung, hai nhân vật có thể tạo nên cặp trung vệ kiểu mẫu như vậy là Thạch Phá Thiên và Tây Độc Âu Dương Phong. Chỉ cần nghe biệt hiệu của hai nhân vật này cũng dễ dàng nhận thấy sự hài hòa khi kết hợp. Thạch Phá Thiên sở hữu nền tảng thể lực sung mãn còn Âu Dương Phương thì quỷ kế đa đoan.

Hậu vệ cánh trái: Hồ Phỉ

Ảnh-internet

So với Đoàn Dự, thân pháp của Hồ Phỉ không hề kém cạnh. Đại hiệp họ Hồ được miêu tả khinh công phi phàm, đi trên tuyết như đi trên đất bằng. Thế nên, Hồ Phỉ còn có biệt hiệu là Con cáo bay trên núi tuyết (Tuyết sơn phi hồ).

Tiền vệ phòng ngự: Trương Vô Kỵ

Ảnh-internet

Vị trí mỏ neo dường như sinh ra để dành cho Trương Vô Kỵ. Giáo chủ đời thứ 34 Minh Giáo sở hữu nền tảng thể lực sung mãn nhờ luyện được Cửu Dương Chân Kinh. Đáng sợ hơn nữa, Trương Vô Kỵ lại học thêm được cả Càn Khôn Đại Nã Di, bộ võ sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể, chuyển hướng các chiêu thức của kẻ địch. Thế nên, mỗi khi đối phương tổ chức tấn công, Trương Vô Kỵ chẳng những hóa giải thành công mà còn chuyển hướng chiêu thức để đội nhà phản công.

Tiền vệ tổ chức: Đông Tà Hoàng Dược Sư

Ảnh-internet

Võ công của Đông Tà Hoàng Dược Sư thâm hậu như thế nào thì miễn bàn cãi. Nhưng lý do chính để Hoàng Lão Tà chiếm lấy vị trí được xem như quả tim của đội bóng là nhờ óc tổ chức. Ông có sự tài hoa của người nghệ sỹ nhưng còn thông thạo trận đồ, kiến trúc và kỹ thuật tạo máy móc. Một đội hình được vận hành bởi Hoàng Dược Sư không trơn tru và tinh kỳ mới là chuyện lạ.

Tiền vệ tấn công: Lệnh Hồ Xung

Ảnh-internet

Thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công đòi hỏi là một cầu thủ giàu trí thông minh, kỹ thuật điêu luyện và ưa phiêu lưu mạo hiểm. Lệnh hồ thiếu hiệp sở hữu tất cả các phẩm chất ấy, như chính Kim Dung đã miêu tả: “Bộc phát hơn Dương Quá, khí thế hơn Vi Tiểu Bảo và phóng khoáng hơn Tiêu Phong”.

Mỗi khi có bóng, bằng Độc Cô Cữu Kiếm, Lệnh Hộ Xung sẽ dễ dàng thoát pressing như nước chảy mây trôi trước khi tung ra những đường chuyền chết chóc vào yếu huyệt đối phương.

Tiền đạo cánh: Đông Phương Bất Bại – Vy Nhất Tiếu

Ảnh-internet

Tương tự Hồ Phỉ và Đoàn Dự, Đông Phương Bất Bại và Vy Nhất Tiếu đều sở hữu khinh công độc bộ thiên hạ. Tuy nhiên, để chơi ở vị trí tiền đạo cánh, Hồ Phỉ và Đoàn Dự lại quá lành, thiếu sự tinh quái để thực hiện những pha đột phá từ biên vào trung lộ. Ở phầm chất này, Đông Phương Bất Bại và Vy Nhất Tiếu có thừa.

Trung phong: Tiêu Phong

Ảnh-internet

Dung mạo oai phong lẫm liệt của Tiêu Phong chắc chắn sẽ khiến mọi hàng phòng ngự phải e sợ. Tất nhiên, nhiệm vụ của Tiêu Phong không chỉ là át vía đối phương, anh còn là một tay săn bàn thượng thặng nhờ tuyệt kỹ võ công Giáng long thập bát chưởng. Với 18 phương cách dứt điểm uy vũ như vậy, phong tỏa Tiêu Phong e rằng là điều bất khả đối với mọi cao thủ.

Vài sự vắng mặt đáng tiếc

Ảnh-internet

Trong kiến thực hạn hẹp của người viết và sự hạn hẹp của đội hình 11 người, chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên, ngoài ra cũng có những sự vắng mặt đáng tiếc. Tiêu biểu như trường hợp Dương Quá. Tuy võ công phi phàm nhưng đại hiệp họ Dương lại chỉ còn 1 tay, không đáp ứng được yêu cầu để ra sân thi đấu. Nếu muốn ra sân, Dương Quá phải tham gia giải Paralympic.

Ảnh-internet

Bên cạnh đó, trong đội hình này chỉ toàn nam nhân. Thế nên những nữ nhân như Hoàng Dung, Quách Tương, Chu Chỉ Nhược, Lý Mạc Sầu hay Tiểu Long Nữ cũng không thể góp mặt. Đối với Đông Phương Bất Bại, tuy đã tự cung nhưng vẫn là đàn bà mang thân xác đàn ông. Theo tiết lộ của giới cầu thủ, trường hợp như vậy trong bóng đá chuyên nghiệp cũng không thiếu.

Đội hình tiêu biểu FC Kim Dung

Ảnh-internet

Bài liên quan