Hệ điều hành linux là gì ? So với hệ điều hành Windows thì nó có những ưu và nhược điểm gì ? Đối với nhiều người thì hệ điều hành Linux nghe rất xa lạ nhưng đối với những người làm về quản trị mạng, quản trị hệ thống thì Linux là cái tên thông dụng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với fanbongda365
Hệ điều hành Linux phát triển dựa vào hệ điều hành Unix và được phát hành miễn phí. Đối với những người làm bên lĩnh vực quản trị mạng họ sẽ biết rằng Server Linux thường được sử dụng nhiều hơn là Windows hay bất kì hệ điều hành nào khác. Vậy đâu là những điểm mạnh điểm yếu để Linux vẫn có thể trở thành hệ điều hành phổ biến chỉ sau Windows và MacOS ?
Không phải ngẫu nhiên mà Linux lại được cả hai công ty lớn là IBM và Dell sử dụng, vậy đâu là lý do ?
Lịch sử hệ điều hành Linux
Vào năm 1991, Ngay khi còn đang theo học tại đại học Helsinki, ông Linus Torvalds đã bắt đầu nảy sinh ý tưởng cho một hệ điều hành mới với mong muốn sẽ thay thế hệ điều hành cũ của nền giáo dục hiện tại. Đó là lý do ông bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux, đăt nền móng cho sự phát triển của hệ điều hành Linux mạnh mẽ sau này.
Những Ưu điểm của Linux là gì Ưu điểm của Linux là gì?
Cho phép sử dụng miễn phí là một ưu điểm nổi bật của hệ điều hành Linux
Hiện nay tất hầu như những bản Windows mà chúng ta sử dụng đều là bản lậu bởi nếu muốn dùng bản bản quyền chúng ta sẽ phải trả một khoản phí nhất định. Thì khác với Windows hay MacOS thì hệ điều hành mã nguồn mở Linux lại vẫn có con đường phát triển mạnh mẽ của riêng mình.
Ngoài những chức năng cơ bản thông thường, Linux cũng còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác :
Những ưu điểm của hệ điều hành Linux
- Sử dung miễn phí, không tốn phí mua hay bán bản quyền
Chẳng cần phải bỏ tiền bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng đầy đủ các tính năng của hệ điều hành này với các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice. - Đây là hệ điều hành có tính bảo mật cao : Bởi tất cả những phần mềm độc hại như virus hay mã độc đều không có khả năng hoạt động trên Linux
- Tính linh hoạt : Vì nó được gọi là hệ điều hành mã nguồn mở nên có tính linh hoạt rất cao, và vì thế người dùng hoàn toàn có thể chỉnh sửa hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng của mình. Đây chính là một cơ hội rất lý tưởng cho các nhà lập trình viên cũng như các nhà phát triền
- Hoạt động “mượt” trên các máy tính có cấu hình yếu : Một đặc điểm nữa của hệ điều hành linux đó là ngay cả khi được nâng cấp lên phiên bản mới cao hơn thì những máy tính có cấu hình yếu vẫn sử dụng được, nó sẽ được nâng cấp và hỗ trợ thường xuyên nên chất lượng hoạt động vẫn trơn tru và ổn định.
Những nhược điểm của Linux
Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy những hệ điều hanh này vẫn tồn tại những hạn chế khó tránh khỏi như:
- Số lượng ứng dụng được hỗ trợ trên Linux còn hạn chế.
- Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
Chính vì điều này nên hệ điều hành Linux không được sử dụng rộng rãi trong văn phòng hay ở nhiều nơi. Nếu mới chuyển sang hệ điều hành này chắc chắn người dùng sẽ phải mất không ít để làm quen và thân thiện với nó.
Những công dụng bất ngờ từ hệ điều hành mở Linux
Có thể nói thị trường của Windows và MacOS nên đề phòng bởi Linux có thể trở thành một mối đe dọa lớn. Bởi ở hệ điều hành này sở hữu rất nhiều tính năng nổi trội chẳng hạn như :
- Quản lý và điều phối các tài nguyên của hệ thống.
- Giúp người dùng có thể nhìn thấy hầu như mọi dòng code trong Linux.
- Hỗ trợ tốt nhất cho việc chỉnh sửa và phát triển hệ điều hành dựa trên nhu cầu riêng của khách hàng trở.
- Mọi tính năng đều miễn phí, không cần phải mua bản quyền
- Giao diện đa dạng, tính bảo mật cao, thường xuyên được nâng cấp lên phiên bản mới.
- Đặc biệt, hệ điều hành này khá nhẹ, các máy tính dù có cấu hình thấp vẫn có thể hoạt động ổn với hệ điều hành này.
Điểm khác biệt giữa Windows và Linux là gì?
Để so sánh với Windows thì đương nhiên Linux vẫn có những khác biệt nhất định. Đối với những người đã quen với hệ điều hành của Microsoft, chắc chắn bước đầu khi mới chuyển sang hệ điều hành Linux sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu so sánh với những lợi ích mà nó mang lại thì chắc chắn bạn sẽ hài lòng.
Những điểm khác biệt được liệt kê như sau
Khác nhau giữa cấu trúc file giữa Window và Linux
Với Linux, các thư mục như My Documents, ổ đĩa C, ổ đĩa D sẽ được thay bằng cây dữ liệu. Các ổ đĩa sẽ được đặt vào đó, kể cả thư mục Home và Desktop.
Không sử dụng Registry
Đối với hệ điều hành Windows thì Registry là một cơ sở dữ liệu chủ cho toàn bộ các thiết lập nằm trên máy tính với chức năng nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu người dùng, thông tin thiết bị…
Thế nhưng Linux lại không sử dụng Registry, mà các dữ liệu được sắp xếp dưới dạng mô đun. Để lưu dữ liệu của người dùng, Linux lưu thiết lập của mình trên cơ sở chương trình phân cấp người dùng.
Trình quản lý gói
Với hệ điều hành Linux, các chương trình được cài đặt trong máy không ở dưới dạng *.exe như Windows mà được tập hợp trong một chương trình quản lý gói (package manager).
Bởi vậy khi muốn cái đặt một chương trình nào đó về máy, cùng với tính năng đặc biệt này người dùng chỉ cần tra trong các kho dữ liệu của trình quản lý gói, là tải về được luôn.
Giao diện
Trong quá trình nâng cấp và phát triển, giao diện của Windows không có quá nhiều thay đổi.
Còn đối với Linux vì giao diện với hệ thống lõi hoàn toàn tách rồi nên không cần cài lại win vẫn có thể tùy thuộc thay đổi giao diện bình thường.
Lệnh đầu cuối
Linux là hệ điều hành mở với các dòng code hiển thi công khai được trình bày dưới dạng một hộp đen với các dòng chữ xanh.
Tài khoản và quyền users
Linux có 3 loại users: Rugular, Administrator (root), service. Trong đó:
- Rugular: Đây là nơi lưu trữ tất cả các file và thư mục.
- Administrator (root): Được dùng khi muốn cài đặt phần mềm hoặc muốn thay đổi file hệ thống, hoặc những tác vụ cần tới quyền quản trị khác ở trên hệ điều hành Linux
- Service: Giúp tăng cường tính bảo mật cho máy tính.
Trong khi Windows có 4 loại users là:
- Administrator
- Standard,
- Child
- Guest.
Các thiết lập điều khiển khác
Nếu muốn chơi game bạn không nên cài Linux bởi nó thích hợp để lướt web, chat và email hơn.
Các bản phân phối của hệ điều hành Linux
Ngày nay, Linux được phân ra làm nhiều nhánh như: Ubuntu, Linux Mint, Fedora… nhưng thông dụng nhất hiện nay đang là Ubuntu.
Ubuntu
- Ubuntu chính là bản phối hiện đại và được người dùng biết đến nhiều nhất. Mục tiêu Ubuntu là mang lại cho user trải nghiệm tốt nhất trên máy tính và máy chủ.
- Ubuntu vẫn hàng ngày được cải tiến sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của người dùngTuy nhiên không làm mất đi bản sắc riêng của mình.
Linux Mint :
- Đây là một trong những bản phân phối được yêu thích nhất của Linux được xây dựng trên nền tảng Ubuntu. Do đó, Linux Mint đã kế thừa hầu hết những phương tiện và phần mềm sở hữu độc quyền của “đàn anh” này.
Debian
- Debian là một hệ điều hành bao gồm các phần mềm mã nguồn mở miễn phí và luôn được cộng đồng lập trình viên yêu thích.
- Ngược điểm của Debian là cập nhật khá chậm so với các bản phân phối khắc mặc dù chúng cũng thường xuyên được cập phát hành
Fedora
- Fedora tập trung chủ yếu vào những phần mềm miễn phí vậy nên những khó khăn người dùng thường gặp phải là vấn đề cái đặt các trình điều khiển đồ họa độc quyền.
- Phiên bản này hiện nay vẫn không ngừng được phát triển và cải tiến thêm để hỗ trợ người dùng
Trên đây là những thông tin về hệ điều hành Linux, hệ điều hành này khá quen thuộc đối với những người làm về quản trị mạng, quản lý hệ thống hay liên quan nhiều với server. Còn đối với những nhân viên văn phòng và ở các lĩnh vực khác thì đa phần sử dụng Windows hoặc Mac OS bởi sự tiện ích và thông dụng.