Top 6 SVĐ ở Đông Nam Á đủ điều kiện tổ chức World Cup: Mỹ Đình không nâng cấp liệu có đạt chuẩn

Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã phê duyệt kế hoạch đăng cai World Cup 2034. Ngay lúc này, Việt Nam, Thái Lan và các nước ASEAN đã sở hữu những SVĐ nào đạt tiêu chuẩn?

Ảnh-internet

Hôm 23/6 vừa qua, ở phiên họp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 được tổ chức tại Bangkok, nguyên thủ 10 quốc gia các nước ASEAN đã phê duyệt kế hoạch đăng cai World Cup 2034. Theo đó, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á và các liên đoàn thành viên sẽ xây dựng đề án và trình lên FIFA vào năm 2026.

Ảnh-internet

Nếu như có thể đưa ngày hội bóng đá thế giới đến với Đông Nam Á, đây có thể sẽ là một bước ngoặt trong sự phát triển nền thể thao nói riêng, cũng như các ngành kinh tế – xã hội nói chung trong của các nước khu vực.

Ảnh-internet

Bên cạnh vấn đề về trình độ cần được các quốc gia Đông Nam Á nhanh chóng thu hẹp so với thế giới, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng rất được quan tâm. Theo tiêu chí của FIFA, các sân vận động đủ điều kiện tổ chức các trận đấu ở World Cup phải đạt ít nhất 40.000 chỗ ngồi cho khán giả, chất lượng mặt cỏ đạt hạng A và có điều kiện giao thông thuận lợi.

Các sân vận động Đông Nam Á đủ điều kiện tổ chức các trận đấu World Cup:
Bukit Jalil (Malaysia)

Ảnh-internet

Chảo lửa” Bukit Jalil từ lâu đã là niềm tự hào của bóng đá Malaysia. Nằm trong khu liên hợp thể thao quốc gia Malaysia tại phía nam thủ đô Kuala Lumpur, SVĐ Bukit Jalil có tổng chi phí nâng cấp sửa chữa các công trình trọng điểm lên đến hơn 116 triệu USD. Sân Bukit Jalil có sức chứa 87.411 chỗ ngồi và là sân vận động lớn nhất Đông Nam Á lúc này.

Shah Alam (Malaysia)

Ảnh-internet

Lớn thứ hai tại Đông Nam Á tiếp tục là một SVĐ của Malaysia. Shah Alam là sân vận động đa chức năng nằm ở Shah Alam, Selangor, Malaysia. Bên cạnh Bukit Jalil, sân Shah Alam cũng nhiều lần là địa điểm tổ chức các trận đấu của ĐTQG Malaysia. Sân Shah Alam hiện có sức chứa 80.372 chỗ ngồi.

Bung Karno (Indonesia)

Ảnh-internet

Sân vận động Gelora Bung Karno nằm ở trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia. Khi lần đầu tiên được khai trương vào năm 1962, sân vận động có sức chứa 110.000 chỗ ngồi, tuy nhiên hiện giờ đã bị giảm xuống còn 77.193 chỗ ngồi.

Hiện tại, Bung Karno là SVĐ lớn thứ 26 thế giới và lớn thứ 8 tại châu Á.

Sân vận động quốc gia Singapore (Singapore)
Sân vận động Quốc gia Singapore là công trình thi đấu đa năng với kết cấu mái vòm và có thể đóng mở, được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá.

Ảnh-internet

Đây là sân vận động duy nhất trên thế giới có thiết kế tùy chỉnh để tổ chức các môn bóng đá, bóng bầu dục, cricket, điền kinh và là một trong những SVĐ hiện đại nhất thế giới.

Sân vận động này được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2014.

Rajamangala (Thái Lan)

Ảnh-internet

SVĐ Rajamangala nằm ở thủ đô Băng Cốc, Thái Lan. Sân có sức chứa 49.722 chỗ ngồi và là sân vận động quốc gia của Thái Lan.

Mỹ Đình (Việt Nam)

Ảnh-internet

Mỹ Đình hiện đang là sân vận động lớn thứ hai ở Việt Nam, với sức chứa 40.192 chỗ ngồi. Sân vận động được khánh thành từ năm 2003 và là sân nhà của đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Bài liên quan