Sân Thống Nhất bỏ tiền tỷ làm mặt cỏ đẹp như Ngoại hạng Anh, phục vụ U23 Việt Nam chinh phục giấc mơ Vàng

Từ 16/11/2018, Trung tâm thể dục thể thao Thống Nhất (TP.HCM) – Đơn vị quản lý sân Thống Nhất đã ký hợp đồng tài trợ với đối tác Thái Lan để thay mặt cỏ sân thi đấu. Trị giá gói thay mặt cỏ sân này là 6,8 tỷ đồng.

Từ thời điểm đó, sân Thống Nhất bắt đầu ngưng khai thác để nhân viên kỹ thuật tiến hành quá trình thay mặt cỏ sân kéo dài 2 tháng rưỡi và hoàn thành 100% trong vòng 3 tháng. Dự kiến sân sẽ đưa vào sử dụng sớm để đáp ứng thời gian cho giải đấu V.League khởi tranh vào cuối tháng 2.

Ảnh-internet

Chị Toon (26 tuổi), một nhân viên người Thái Lan cho biết: “Cỏ của sân này có tên là Burmuda Champions, một loại cỏ rất phổ biến ở các sân vận động tại Thái Lan. Chúng tôi cũng là đơn vị làm cỏ sân Hàng Đẫy và sân Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như khắc phục cỏ sân Mỹ Đình”.

Sân Thống Nhất là sân nhà của CLB Sài Gòn và CLB TP.HCM. Bên cạnh đó vào cuối tháng 3/2019, nơi đây cũng là nơi diễn ra vòng loại U23 châu Á 2020. U23 Việt Nam nằm cùng bảng K với Thái Lan, Indonesia và Brunei. Giải diễn ra từ ngày 22 đến 26/3/2019.

Ảnh-internet

Giám đốc TTTDTT Thống Nhất Trần Đình Huấn cho biết: “Với mong muốn xây dựng sân Thống Nhất thành một sân có mặt cỏ đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo tổ chức tốt các trận đấu quốc tế, nên Trung tâm Thống Nhất đã tiến hành liên kết với đối tác đến từ Thái Lan”.

Cầu thủ đến sân Thống Nhất giờ đây sẽ được thi đấu trên mặt sân mới, cỏ mới, cảm giác khác hoàn toàn so với trước. Phóng viên của Zing.vn đã có ở sân để cảm nhận sự khác biệt này khi quá trình thay mặt cỏ đã hoàn thành 80% tiến độ đề ra. Những ngày giáp Tết, nhân viên lại càng tất bật.

Ảnh-internet

Có khoảng 7 đến 8 nhân viên phụ trách những khâu cuối cùng trên mặt cỏ. Họ liên tục tưới nước, cào cát từng mảng cỏ. Đối tác đến từ Thái Lan cử 4 nhân viên người Thái làm việc liên tục từ những ngày đầu tiên cho đến nay. Hỗ trợ cho đội ngũ nước bạn là một vài nhân viên người Việt Nam.

Ngoài việc thi công mặt cỏ, người Thái cũng sẽ đào tạo nhân viên của sân Thống Nhất về quy trình và cách khắc phục khi sân cỏ có sự cố. Nhân viên người Việt Nam sẽ được đào tạo 3 tháng để đảm đương công việc này. Bên cạnh mặt cỏ chính, sân Thống Nhất có trồng thêm một mảng cỏ phụ sát khát đài A.

Ảnh-internet

Như vậy với một mặt cỏ “xịn” đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, sân Thống Nhất mở ra cơ hội tổ chức nhiều trận đấu cấp đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Việt Nam hơn nữa. Kể từ trận vòng loại Asian Cup 2019 gặp Jordan vào ngày 10/6/2017 đến nay, ĐTQG Việt Nam chưa trở lại sân Thống Nhất.

Bài liên quan